Thứ Ba, 2 tháng 4, 2013

NHỮNG DẤU HIỆU VỀ TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH VIÊM DA CƠ ĐỊA

DANH Y ĐẤT VIỆT

Dòng họ nhiều đời chữa bệnh viêm da cơ địa

Nhắc đến dòng họ Nguyễn ở tỉnh Hải Dương người dân quanh vùng không ai không biết đến truyền thống hiếu học của dòng họ này,nhưng điều làm cho dòng họ nổi tiếng khắp trong và ngoài nước lại ở bài thuốc chữa bệnh viêm da cơ địa bí truyền.

Ban biên tập chuyên trang bacsiviemdacodia.com đã có cuộc trao đổi với Lương y Nguyễn Hữu Chung – Chủ tịch Hội đồng Khoa  học, Chuyên gia hàng đầu bệnh viêm da cơ địa về bài thuốc thần hiệu này:

Ban biên tập: Thưa Lương y, Viêm da cơ địa là một bệnh mãn tính khá phổ biến hiện nay,là người chuyên sâu nghiên cứu và điều trị các bệnh về da bằng đông y Lương y có thể cho biết khái quát về căn bệnh này?

Lương y Nguyễn Hữu Chung: Theo y văn chuyên ngành gọi bệnh là viêm da cơ địa hoặc chàm thể tạng là bệnh da mạn tính bệnh hay gặp ở những người có cơ địa dị ứng hay những người bị bệnh hen,viêm da dị ứng viêm da tiếp xúc,viêm mũi dị ứng.

Ban biên tập: Vậy Lương y có thể cho biết cách chữa bệnh này?

Lương y Nguyễn Hữu Chung : Hiện nay có hai phương pháp điều trị bằng tây y và đông y
Điều trị tây y: Thường dùng costicoid,nhóm thuốc giảm mẫn cảm và các vitamin nhóm A,B..kết hợp với các thuốc kháng sinh Histamin để cải thiện về bệnh lâm sàng.
Điều trị đông y:
- Thuốc bôi ngoài:làm khô vùng bị bệnh,kháng viêm và tiêu diệt sừng hóa.
- Thuốc uống trong:Tăng cường công năng khử độc của gan và hỗ trợ thận thải độc.
Điều trị theo phương pháp y học cổ truyền sẽ gặp ít tác dụng phụ,trên cơ sở biện chứng luận trị và lựa chọn lý pháp phương dược hợp lý sẽ chữa khỏi bệnh mà không tái phát.

Ban biên tập:Trên thực tế hiện nay có ai đang áp dụng phương pháp này chưa ạ?

Lương y Nguyễn Hữu Chung : Trên thực tế các thầy thuốc đông y mới chỉ chú trọng vào việc chữa bên ngoài mà chưa chú trọng vào nguyên nhân gây bệnh từ bên trong( công năng khử độc của gan và thải độc của thận).Có thể nói duy nhất có bài thuốc bí truyền của dòng họ Nguyễn ở Hải Dương là đáp ứng cả hai tiêu chí  bên ngoài và bên trong.

Ban biên tập:Xin Ông nói rõ hơn về bài thuốc này để độc giả biết chi tiết hơn
Lương y Nguyễn Hữu Chung : Thành phần bài thuốc gồm có bôi ngoài và uống trong
Bôi ngoài:Là hỗn hợp dung dịch Nghệ,lá trầu không và một số thành phần bí truyền khác:Tác dụng làm khô vùng tổn thương,sát trùng và làm tiêu vùng da bị bệnh,tái tạo tế bào da mới giúp làn da trở lại trạng thái ban đầu như chưa bị bệnh.
Uống trong: Thành phần thảo dược gồm:tang diệp;ô rô;phật phà…được cô thành cao có tác dụng hỗ trợ công năng khử độc tố của gan,đồng thời bổ thận giúp cho sự thải độc tố diễn ra ổn định và đạt hiệu quả tối đa là căn nguyên phòng ngừa bệnh tái phát trở lại.

Ban biên tập: Xin Ông cho biết ưu điểm của bài thuốc bí truyền của dòng họ Nguyễn.

Lương y Nguyễn Hữu Chung:Bài thuốc đi sâu vào biện chứng luận trị theo nguyên lý của đông y nên không có bất cứ một tác dụng phụ nào  cả với phụ nữ có thai và trẻ em (đối tượng dễ mắc bệnh này).Các phương pháp tây y thường để lại tác dụng phụ (sau khi khỏi một thời gian khi tái phát vùng tổn thương thường rộng hơn)
Việc chữa trị đi sâu vào căn nguyên của bệnh nên khi đã điều trị khỏi bệnh sẽ không tái phát,hoặc tỉ lệ tái phát rất thấp( nếu tuân thủ đúng những yếu cầu khi sử dụng bài thuốc).
Với phương pháp bôi ngoài và uống trong bài thuốc có cách sử dụng tương đối đơn giản,bệnh nhân tự điều trị theo hướng dẫn mà không cần phải nằm viện hoặc đến khám trực tiếp(thích hợp với những người ở xa hoặc ở bên ngoài lãnh thổ Việt Nam).Thuốc uống được cô thành cao nên rất tiện dụng với những người đi làm  ít có thời gian sắc thuốc.

Ban biên tập:Xin Lương y cho biết về mức độ phổ biến của bài thuốc?

Lương Nguyễn Hữu Chung :Bài thuốc đã được truyền qua nhiều đời dòng họ Nguyễn,mỗi thời kì lại được điều chỉnh cho phù hợp với cơ địa da và tác nhân gây viêm da.Hiện chưa có số liệu thống kê chính thức nhưng theo đánh giá của tôi và một số đồng nghiệp thì đây là bài thuốc chữa viêm da cho nhiều người nhất và lâu đời nhất tại Việt Nam.

Ban biên tập: Bệnh viêm da cơ địa là bệnh ngày càng phổ biến và phức tạp vậy xin Lương y cho biết cách phòng chống bệnh này.

Lương y Nguyễn Hữu Chung :Quý vị có thể phòng bệnh viêm da cơ địa bằng những cách sau đây:

1.Hạn chế tiếp xúc hóa chất:Đeo găng tay khi rửa bát,giặt quần áo để không tiếp xúc trực tiếp với xà phòng và hóa chất tẩy rửa,dùng bồ kết,lá bưởi,chanh thay cho dầu gội đầu,dùng các loại sữa tắm trung tính.

2.Đối phó với thời tiết:
Tránh để cơ thể bị lạnh đột ngột,tránh tiếp xúc với phấn hoa và các dị nguyên gây dị ứng khác

3.Thận trọng khi sử dụng mỹ phẩm
Hạn chế tối đa việc sử dụng mỹ phẩm,trong trường hợp phải sử dụng thì nên sử dụng những mỹ phẩm quen dùng.Muốn thay đổi mỹ phẩm cần bôi thử trong một vùng da nhỏ xem có gây dị ứng,ngứa không thì mới dùng tiếp.

4.Cẩn thận với món ăn lạ
Một số người khi ăn đồ hải sản,đồ tanh,đồ cay nóng lập tức có triệu chứng viêm da thì cần kiêng hoàn toàn những loại đồ ăn này.

5.Khi bị bệnh tránh dùng các loại thuốc đông và tây y không có nguồn gốc xuất sứ rõ ràng trôi nổi trên thị trường dễ làm cho tình trạng bệnh phức tạp thêm rất khó cho quá trình điều trị.
Ban biên tập: Xin cảm ơn và chúc sức khỏe Ông

Sau khi Ban biên tập đăng nội dung cuộc phỏng vấn nhiều bạn liên lạc hỏi về số điện thoại và địa chỉ để được chữa trị bằng bài thuốc.Được sự đồng ý của Lương y Nguyễn Văn Tuấn - Người  kế thừa và phát triển bài thuốc bí truyền dòng họ Nguyễn chúng tôi xin công bố số điện thoại để quý vị tiện liên lạc 0934 498 286
ĐỌC THÊM
CÁCH ĐIỀU TRỊ TẬN GỐC BỆNH VIÊM DA CƠ ĐỊA 

Thứ Ba, 19 tháng 3, 2013

BỆNH VIÊM DA CƠ ĐỊA Ở TRẺ EM

BỆNH VIÊM DA CƠ ĐỊA Ở TRẺ EM
VIÊM DA CƠ ĐỊA Ở TRẺ EM

Chàm thể tạng (còn gọi viêm da thể tạng, viêm da cơ địa) là bệnh viêm da mạn tính, không lây, thường xảy ra trên cơ địa đặc biệt, có tiền sử bản thân hay gia đình bị suyễn, viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng, hay viêm da thể tạng. Bệnh thường khởi phát ở tuổi nhũ nhi hay trẻ nhỏ, có đặc tính ngứa tái phát nhiều lần, với sang thường da phân bố điển hình.
Chàm thể tạng xảy ra do kết quả của các yếu tố bất lợi môi trường tác động lên các gen đặc biệt sẵn có, ảnh hưởng lên các đáp ứng miễn dịch, chủ yếu thông qua hoạt động các tế bào miễn dịch Lympho T, trong đó vai trò các hóa chất trung gian tế bào cytokines đóng vai trò trung tâm trong bệnh sinh của bệnh.
Yếu tố làm bệnh nặng thêm
- Các dị ứng nguyên (thức ăn, không khí, thú nuôi...).
- Các chất kích ứng như: xà bông, bột giặt, thuốc tẩy, vải len, khói thuốc...
- Khí hậu nóng quá, lạnh quá, hay khô quá.
- Nhiễm trùng: thường gặp nhiễm tụ cầu vàng, u mềm lây...
- Da khô do tắm rửa lâu, nhiều lần.
- Thay đổi nội tiết, nhất là trong thai kỳ, kinh nguyệt.
- Sang chấn tâm lý.
Chẩn đoán dựa vào gì?
Có từ 3 tiêu chuẩn chính trở lên:
- Ngứa.
- Phân bố và hình dạng sang thương điển hình.
- Lichen hóa ở mặt gấp của chi ở trẻ trưởng thành.
- Phân bố ở mặt và vùng duỗi của chi ở nhũ nhi và trẻ em.
- Viêm da mạn tính tái đi, tái lại nhiều lần.
- Tiền sử bản thân hay gia đình có thể tạng đặc biệt của suyễn, viêm mũi dị ứng, chàm thể tạng.
Và ít nhất 3 tiêu chuẩn phụ:
- Đục thủy tinh thể (vùng trước dưới vỏ)
- Viêm môi.
- Viêm kết mạc tái đi tái lại.
- Chàm nang lông.
- Mặt đỏ hay xanh tái.
- Không dung nạp một số thức ăn.
- Viêm da tiếp xúc ở bàn tay hay bàn chân.
- Da vảy cá.
- Dày sừng nang lông.
- Tăng IgE.
- Test da dị ứng tức thì (+).
- Nhiễm trùng da do tụ cầu vàng, hay herpes simplex.
- Nếp gấp dưới mắt.
- Ngứa khi tiết mồ hôi.
- Giác mạc hình chóp.
- Viêm da núm vú.
- Quầng thâm quanh mắt.
- Chỉ sâu ở lòng bàn tay.
- Vảy phấn trắng.
- Da vẽ nổi trắng.
- Không dung nạp với đồ len.
- Khô da.
Các giai đoạn của bệnh
Có 3 giai đoạn:
- Cấp tính: nổi hồng ban, mụn nước, bóng nước, rỉ dịch, đóng mày, ngứa dữ dội
- Mạn tính: dát, mảng da dày, khô, ráp và tróc vảy, với nhiều rãnh ngang- dọc, kèm theo thay đổi sắc tố da sau viêm.
- Bán cấp: sang thương trung gian giữa giai đoạn cấp và mạn tính.
Bệnh biểu hiện ở các lứa tuổi
Thường các lớp tuổi khác nhau, bệnh biểu hiện khác nhau.
Nhũ nhi từ 2 tháng - 2 tuổi: thường sang thương da cấp tính với sẩn, mảng hồng ban có mụn nước, bóng nước rỉ dịch, đóng mày. Vị trí thường ở 2 má, cằm, da đầu, trán và mặt duỗi cánh tay, khuỷu, đầu gối, và nếu nặng có thể lan tỏa toàn thân.
Trẻ từ 2 - 10 tuổi: thường mảng da khô ráp, rỉ dịch, đóng vảy và dày da. Thường ở vùng gấp cơ thể như: mặt trước khuỷu, hố kheo, cổ tay, cổ chân.
Trẻ lớn (> 10 tuổi): sang thương da mạn tính với da dày, khô, nhám, nhiều rãnh ngang - dọc như da trâu, tăng sắc tố da. Vị trí thường ở vùng gấp, bàn tay, bàn chân, mặt, cổ, quanh mắt và một số bệnh nặng gây đỏ da toàn thân.
Ảnh hưởng của bệnh
- Bệnh hay tái phát nhiều lần, ngứa rất nhiều, gây ảnh hưởng học tập, sinh hoạt, tâm lý và chất lượng cuộc sống.
- Nhiễm trùng da thứ phát, thường gặp chốc hóa do tụ cầu vàng và nguy hiểm nhất là nhiễm virus Herpes nguyên phát gây viêm da mụn mủ dạng thủy đậu, có thể nguy hiểm tính mạng.
- Tai biến do dùng corticoid không thích hợp và kéo dài như: rạn - nứt da, teo mỏng da, phát ban mụn trứng cá, hay tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể và nặng hơn là các tác dụng phụ toàn thân: viêm loét đường tiêu hóa, tăng huyết áp, tăng đường huyết, chậm phát triển, hội chứng Cushing...

ĐỌC THÊM
DẤU HIỆU CẦN BIẾT VỀ BỆNH VIÊM DA CƠ ĐỊA Ở TRẺ EM 

VIÊM DA CƠ ĐỊA CÓ TRIỆU CHỨNG GÌ?

VIÊM DA CƠ ĐỊA CÓ TRIỆU CHỨNG GÌ?
Biểu hiện viêm da cơ địa ở trẻ em.


Viêm da cơ địa là một bệnh thường gặp. Bệnh được biểu hiện với nhiều hình thể lâm sàng khác nhau. Lứa tuổi nào cũng có thể mắc bệnh viêm da cơ địa.


Một số hình thái của viêm da cơ địa căn cứ trên lâm sàng chia làm 3 giai đoạn với các thuốc điều trị khác nhau:
Giai đoạn cấp tính: Tổn thương da là các mụn nước, sẩn, tiết dịch nhiều làm tổn thương luôn ẩm ướt, có chỗ chảy nước, có chỗ đóng vảy tiết vàng, nền da ở dưới phù nề, đỏ. Đôi khi có thể kèm theo mụn mủ do nhiễm trùng bồi phụ.
Giai đoạn bán cấp: Tổn thương da khô hơn với các sẩn nổi cao hơn mặt da, sắp xếp thành đám trên nền da đỏ, phù nề nhẹ. Có thể kèm theo nhiều vết xước, tiết dịch do bệnh nhân gãi.
Giai đoạn mạn tính: Tổn thương da hoàn toàn khô với các biểu hiện là một đám dày da, sần sùi, nền da thâm đen hoặc đỏ thẫm. Trên một mảng sẩn dày sừng có các khía lõm xuống trông như hằn cổ trâu do mắc bệnh lâu ngày kèm theo bệnh nhân chà xát, gãi nhiều. Có thể kết hợp biểu hiện da bàn tay, bàn chân bị khô, bong da, dày sừng, nứt nẻ kiểu á sừng.
VIÊM DA CƠ ĐỊA CÓ TRIỆU CHỨNG GÌ?
Biểu hiện viêm da cơ địa ở trẻ em.

Thuốc điều trị:
Các thuốc điều trị phải phù hợp với từng giai đoạn bệnh.
Giai đoạn cấp tính: Không nên bôi các thuốc dạng mỡ vì sẽ làm da tấy thêm. Trong giai đoạn cấp tính sử dụng các thuốc dung dịch có tác dụng hút dịch làm khô tổn thương như jarish, dalibour, nước muối sinh lý... Nếu chảy nước nhiều thì thấm đẫm một trong các dung dịch trên vào gạc gấp 4 lớp, đắp ướt liên tục trong 10 phút, làm 2 - 3 lần/ngày. Đắp như vậy trong 3 ngày đầu để tổn thương da khô hơn. Sau đó bôi các thuốc dạng kem lên. Nên sử dụng các thuốc dạng kem chứa corticoid kết hợp với kháng sinh như fucicort, gentrison, caditrigel… Bôi ngày 2 lần trong 2 - 3 tuần.
Giai đoạn bán cấp: Vài ngày đầu có thể bôi các loại thuốc như hồ nước, hồ tetrapred để làm dịu da, mềm da. Bôi ngày 2 lần. Vài ngày sau bôi các thuốc dạng kem giống như ở giai đoạn cấp tính.
Giai đoạn mạn tính: Ta có thể sử dụng các loại thuốc bôi dạng kem hoặc mỡ như diproson, temproson, betacylic. Bôi ngày 2 lần trong 2 - 3 tuần. Nếu da dày sừng nhiều thì có thể bôi thêm mỡ salicylic 5%. Da khô bong vảy thì bôi thêm các loại kem làm mềm da, ẩm da như cream vitamin E, baby care, lacticare…
Trong khi bôi thuốc không được gãi, không cạo, không chà xát trước khi bôi. Không xát xà phòng vào chỗ da bị viêm.
Nếu tổn thương da có dấu hiệu nhiễm trùng bồi phụ thì phải điều trị kháng sinh như cephalexin, cefixim hoặc clarithromycin trong 5-10 ngày theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa da liễu.
Nếu bệnh nhân ngứa nhiều thì uống một trong các thuốc kháng histamin như loratadin, fexofenadin. Ngày uống 1 lần trong 10 - 20 ngày.
Chăm sóc da: Tắm hoặc rửa ngày 1 lần, không chà mạnh, không dùng đá kỳ hoặc bàn chải. Có thể tắm bằng nước chanh hoà loãng, lá kinh giới vò nát hoặc các loại sữa tắm cho da bị viêm như safforel, cetaphil…
ĐỌC THÊM
NHỮNG ĐIỀU NÊN TRÁNH CHO TRẺ KHI BỊ VIÊM DA CƠ ĐỊA 

BIỂU HIỆN CỦA BỆNH VIÊM DA CƠ ĐỊA

BIỂU HIỆN CỦA BỆNH VIÊM DA CƠ ĐỊA
VIÊM DA CƠ ĐỊA
Viêm da cơ địa (còn gọi là chàm thể tạng) là một dạng viêm da dị ứng mạn tính, đặc trưng bởi các đám ban đỏ hình tròn, bị bong trợt da, trên bề mặt có các mụn nước và vảy tiết, xuất tiết nhiều dịch viêm và xung quanh bị phù nề. Giai đoạn này thường rất ngứa, nhất là về đêm, làm cho người bệnh bị mất ngủ, gãi nhiều có thể làm cho da bị trầy xước, nhiễm trùng. Giai đoạn mạn tính thường biểu hiện với các đám sẩn đỏ, dày sừng, bong vảy, rối loạn sắc tố da. Vị trí phân phối của tổn thương da phụ thuộc vào tuổi của bệnh nhân và mức độ bệnh. Ở trẻ nhỏ, bệnh thường có xu hướng cấp tính và tổn thương thường xuất hiện ở mặt, da đầu, mặt và các chi. Ở trẻ lớn hoặc những người mà bệnh diễn biến kéo dài, tổn thương da thường khu trú ở nếp gấp của các chi, viêm da cơ địa ở người lớn thường chỉ biểu hiện đơn thuần ở bàn tay.
Điều trị
Điều trị viêm da cơ địa bao gồm 3 vấn đề cơ bản: chăm sóc da, xác định và loại trừ nguyên nhân gây bệnh hoặc làm nặng bệnh và dùng thuốc chống viêm.
Chăm sóc da: trong viêm da cơ địa, da thường bị khô và khả năng bảo vệ của da bị giảm sút. Các chất kích ứng da như xà phòng, chất sát trùng, hóa chất, khói thuốc lá, rượu, bia đều có thể càng làm da bị khô hơn, và do đó, nên tránh tiếp xúc. Có thể sử dụng các loại xà phòng ít bị khử mỡ và có pH trung tính để thay thế. Sử dụng gạc ướt để đắp các tổn thương da nặng hoặc kéo dài giúp giảm ngứa, làm mềm da, ngăn ngừa gãi quá nhiều vào tổn thương và thúc đẩy quá trình liền sẹo.
Xác định và tránh tiếp xúc với các nguyên nhân gây bệnh hoặc làm nặng bệnh
Việc xác định các yếu tố này cần phải được thực hiện thông qua khai thác kỹ tiền sử của người bệnh và làm các thử nghiệm dị ứng tại các cơ sở chuyên khoa về dị ứng. Sau khi xác định được chính xác các yếu tố này, người thầy thuốc có thể đưa ra được những lời khuyên thích hợp cho người bệnh. Những loại thức ăn làm nặng bệnh cần phải được loại trừ khỏi chế độ ăn của người bệnh. Trong trường hợp bụi nhà là thủ phạm cần khuyên người bệnh lau rửa giường, thay ga đệm hằng tuần, dùng quạt gió để giảm độ ẩm trong nhà...  Những yếu tố gây bệnh hoặc làm nặng bệnh thường gặp với viêm da cơ địa là thức ăn, bụi nhà, biểu bì, lông súc vật, nấm mốc, vi khuẩn tụ cầu vàng...
Trường hợp bôi thuốc lâu không khỏi, bạn nên đi khám lại, trường hợp bạn đang mang thai nên thận trọng trong việc sử dụng thuốc, tuyệt đối không sử dụng bất kỳ loại thuốc nào khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
ĐỌC THÊM
CHÚ Ý NHỮNG THỰC PHẨM KHÔNG TỐT CHO TRẺ KHI BỊ VIÊM DA CƠ ĐỊA 

Thứ Hai, 18 tháng 3, 2013

BIỂU HIỆN NHẬN BIẾT BỆNH VIÊM DA CƠ ĐỊA


BIỂU HIỆN CỦA BỆNH VIÊM DA CƠ ĐỊA
VIÊM DA CƠ ĐỊA


Viêm da trên cơ địa dị ứng (viêm da dị ứng rải rác) là một bệnh về da mạn tính trong đó da xảy ra hiện tượng viêm. “Cơ địa dị ứng” liên quan đến những bệnh có tính chất di truyền theo gia đình bao gồm hen, bệnh sốt mùa hè và viêm da dị ứng rải rác. Trong viêm da dị ứng rải rác, da trở nên ngứa và viêm dữ dội khiến nó đỏ, sưng, rạn nứt, rỉ nước, đóng và bong tróc vảy.
Viêm da do cơ điạ dị ứng là gì?
 Viêm da trên cơ địa dị ứng (viêm da dị ứng rải rác) là một bệnh về da mạn tính trong đó da xảy ra hiện tượng viêm. “Cơ địa dị ứng” liên quan đến những bệnh có tính chất di truyền theo gia đình bao gồm hen, bệnh sốt mùa hè và viêm da dị ứng rải rác. Trong viêm da dị ứng rải rác, da trở nên ngứa và viêm dữ dội khiến nó đỏ, sưng, rạn nứt, rỉ nước, đóng và bong tróc vảy.
Viêm da dị ứng rải rác hầu hết xảy ra ở nhũ nhi và trẻ nhỏ nhưng cũng có thể diễn tiến đến lúc trưởng thành hoặc có thể xảy ra lần đầu tiên lúc lớn tuổi. Trong hầu hết trường hợp thì bệnh có những giai đoạn nặng lên được gọi là đợt kịch phát, tiếp sau đó là giai đoạn thuyên giảm, trong đó tình trạng da được cải thiện hoặc lành lặn hoàn toàn.
Nhiều trẻ mắc bệnh viêm da dị ứng rải rác lui bệnh hoàn toàn khi lớn mặc dù da vẫn còn khô và dễ bị kích thích. Đối với  những người có cơ địa dị ứng di truyền này thì yếu tố môi trường có thể làm khởi phát các triệu chứng của viêm da dị ứng rải rác vào bất cứ thời điểm nào trong cuộc đời.
Sự khác biệt của viêm da dị ứng rải rác và chàm (eczema)
Chàm (eczema) là một thuật ngữ chung cho nhiều loại viêm da trong đó viêm da dị ứng rải rác là loại thường gặp nhất. Một số dạng khác cũng có các triệu chứng tương tự. Sau đây là sơ lược một số loại chàm.
Các loại chàm (eczema).
Viêm da dị ứng rải rác:là một bệnh da mạn tính đặc trưng bởi hiện tượng ngứa, da bị viêm.
Eczema tiếp xúc: là một phản ứng khu trú bao gồm đỏ, ngứa và nóng tại vùng da tiếp xúc với dị nguyên (là chất gây dị ứng) hoặc với một chất kích thích như acid, dung dịch tẩy rửa, các loại hoá chất khác.
Eczema dị ứng do tiếp xúc : là một phản ứng đỏ, ngứa, rỉ nước tại vùng da tiếp xúc với một chất mà hệ thống miễn dịch của cơ thể xem là vật lạ như cây sơn độc hoặc một số chất bảo quản trong kem, thuốc rửa vết thương.
Eczema tiết nhờn: là một dạng viêm da chưa rõ nguyên nhân, biểu hiện những mảng da vàng, đóng vảy, nhờn trên da đầu, mặt và đôi khi ở các phần khác của cơ thể.
Eczema đồng xu: những mảng hình đĩa hay hình đồng tiền trên da bị kích thích có thể đóng, bong vảy và rất ngứa, vị trí thường ở tay, lưng , mông và cẳng chân.
Viêm bì thần kinh: những mảng da đóng vảy ở đầu, cẳng chân, cổ tay hoặc cẳng tay do một vết ngứa khu trú (như khi bị côn trùng cắn) và có thể tăng kích thích nếu gãi.
Viêm da tắc nghẽn: là một tình trạng da vùng cẳng chân bị kích thích thường liên quan đến các vấn đề của hệ tuần hoàn.
Eczema loạn tiết mồ hôi: tình trạng kích thích da lòng bàn tay hay bàn chân đặc trưng bởi những bọc nước lớn gây ngứa và nóng.
Viêm da dị ứng rải rác có hay gặp không?
Viêm da dị ứng rải rác rất hay gặp. Bệnh tác động như nhau ở cả nam giới lẫn nữ giới và chiếm khoảng 10%-20% các trường hợp khám bác sĩ da liễu. Viêm da dị ứng rải rác hay xảy ra nhất ở nhủ nhi và trẻ em và xuất độ giảm rõ rệt theo tuổi. Người ta ước lượng khoảng 65% bệnh nhân bị bệnh vào năm đầu tiên của cuộc đời và nếu tính các trường hợp mắc bệnh trước 5 tuổi thì chiếm khoảng 90%.
Bệnh hiếm khi khởi phát sau 30 tuổi và nếu có thì thường là sau khi da tiếp xúc với những điều kiện khắc nghiệt. Đối với những người dân sống ở đô thị và những vùng khí hậu có độ ẩm thấp thì nguy cơ mắc phải viêm da dị ứng rải rác dường như cao hơn.
Có khoảng 10% trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ biểu hiện các triệu chứng của bệnh. Gần 60% những trẻ nhũ nhi này sẽ tiếp tục có một hoặc nhiều triệu chứng của viêm da dị ứng rải rác thậm chí khi đã trưởng thành.
Nguyên nhân của viêm da dị ứng rải rác
Nguyên nhân vẫn chưa được rõ, nhưng có lẽ là do sự kết hợp giữa yếu tố di truyền và môi trường. Các bằng chứng đã gợi ý rằng bệnh hay đi cùng nhóm bệnh có cơ địa dị ứng như bệnh sốt mùa hè và hen vốn rất hay xuất hiện ở những người viêm da dị ứng rải rác.
Thêm vào đó, nhiều trẻ bị viêm da dị ứng rải rác cũng bị sốt mùa hè và hen suyễn. Mặc dù không phải một bệnh này gây ra một bệnh khác nhưng chúng có liên quan đến nhau do đó là cơ sở để các nhà nghiên cứu tìm hiểu thêm về viêm da dị ứng rải rác.
Trước đây, người ta nghĩ rằng viêm da dị ứng rải rác là do rối loạn cảm xúc. Ngày nay thì chúng ta biết rằng những yếu tố xúc cảm như stress chỉ thúc đẩy chứ không phải là nguyên nhân gây bệnh.
Viêm da dị ứng rải rác có lây nhiễm?
Câu trả lời là KHÔNG. Viêm da dị ứng rải rác hoàn toàn không lây nhiễm nghĩa là nó không thể truyền từ người này sang người khác. Do đó không có gì phải e ngại khi sống gần ai đó đang trãi qua thời kỳ hoạt động của viêm da dị ứng rải rác.
Các triệu ứng của viêm da dị ứng rải rác là gì?
Các triệu chứng thay đổi tùy người. Triệu chứng hay gặp nhất là da khô, ngứa, nứt nẻ vùng da sau tai và nổi ban ở hai má, tay và chân. Ngứa là yếu tố quan trọng trong viêm da dị ứng rải rác khiến người bệnh gãi, chà xát  do đó làm nặng thêm tình trạng viêm da.
 Người bệnh rất nhạy cảm với ngứa và thúc đẩy nhu cầu gãi lâu hơn từ đó đi vào một tình trạng gọi là chu kỳ “ngứa-gãi”. Ngứa lại là một vấn đề đặc biệt trong lúc ngủ khi khả năng kiểm soát gãi bị giảm đi và cảm giác ngứa tăng lên do mất các kích thích bên ngoài khác.
Ảnh hưởng của viêm da dị ứng rải rác lên da thay đổi theo thói quen gãi và nhiễm trùng da đi kèm. Một vài người do hệ miễn dịch bị hoạt hoá quá mạnh nên da vùng đó bị đỏ, đóng vảy; một số khác do gãi và chà xát nhiều nên da trở nên dày, dai. Hiện tượng này được gọi là “liken hoá” hay là “hằn cổ trâu”.
Một số nhỏ khác thì xuất hiện những nốt sần hay những vết sưng nhỏ trên da. Khi gãi những nốt sần này, chúng có thể vỡ ra, đóng vảy và nhiễm trùng. Các tính chất của da bệnh sẽ được đề cập bên dưới. Chúng cũng có thể xuất hiện ở những người không bị bệnh hay bị các bệnh về da khác.
Viêm da có ảnh hưởng đến khuôn mặt không?
CÓ. Viêm da dị ứng rải rác có thể ảnh hưởng đến vùng da xung quanh mắt, mi mắt, lông mày và lông mi. Gãi vùng quanh mắt có thể làm thay đổi da vùng đó. Một vài người viêm da dị ứng rải rác có nhiều nếp gấp da xung quanh mắt gọi là nếp gấp trên cơ địa dị ứng hay nếp Dennie-Morgan.
Những người khác có thể có tăng sắc tố vùng mi mắt nghĩa là da vùng đó sậm màu do phản ứng viêm hay sốt mùa hè (mắt thâm do dị ứng). Gãi hay chà xát có thể cũng có thể khiến lông mày và lông mi xuất hiện những vết lốm đốm.
Loại da trong viêm da dị ứng rải rác có quan trọng không?
CÓ. Những khác biệt giữa da của những người bị viêm da dị ứng rải rác có thể góp phần vào những triệu chứng của bệnh. Lớp ngoài cùng của da là thượng bì được chia làm hai phần: phần bên dưới bao gồm các tế bào sống, ẩm ướt trong khi lớp ngoài bao gồm các tế bào đã chết, khô, bằng phẳng.
Bình thường, lớp ngoài cùng  đóng vai trò như một hàng rào giữ cho phần còn lại của da khô ráo và bảo vệ các lớp khác không bị tổn thương do những chất kích thích, nhiễm trùng. Khi hàng rào này bị tổn thương hoặc mỏng đi, các chất kích thích sẽ tác động lên da mạnh hơn.
Da của bệnh nhân viêm da dị ứng rải rác mất nhiều độ ẩm trong lớp thượng bì dẫn tới rất khô và do đó làm giảm tính bảo vệ. Thêm vào đó, da sẽ rất nhạy cảm đối với các bệnh lý có tính chất chu kỳ như nhiễm trùng da do liên cầu và tụ cầu, mụn cóc, nhiễm herpes simplex và u mềm biểu mô (một bệnh do siêu vi).
Các tính chất da trong viêm da dị ứng rải rác
“Liken hoá” hay “hằn cổ trâu”: da dày, dai do gãi hay cọ sát liên tục.
Nốt sần: những vết sưng nhỏ có thể vỡ ra khi gãi, có thể đóng vảy và nhiễm trùng.
Bệnh vảy cá: những mảng đóng vảy hình tứ giác, khô trên da.
Bệnh dày sừng nang lông: những vết sưng tròn,nhỏ thường ở mặt, cánh tay và đùi.
Tăng đường chỉ tay: gia tăng số lượng nếp da trong lòng bàn tay.
Nổi mề đay: những vết sưng đỏ thường là sau khi tiếp xúc với kháng nguyên, tại thời điểm bắt đầu vùng da tổn thương, hoặc sau khi tập thể dục, tắm nước nóng.
Viêm môi: hiện tượng viêm ở trên và xung quanh môi.
Nếp Dennie-Morgan: nhiều nếp gấp da dưới mắt.
Tăng sắc tố mi mắt: mi mắt sậm màu sau phản ứng viêm hay sốt mùa hè.
ĐỌC THÊM
ĐIỀU CĂN BẢN NÊN TRÁNH KHI BỊ VIÊM DA CƠ ĐỊA 

DẤU HIỆU CỦA BỆNH VIÊM DA CƠ ĐỊA

DẤU HIỆU CỦA BỆNH VIÊM DA CƠ ĐỊA
VIÊM DA CƠ ĐỊA MÃN TÍNH
Viêm da cơ địa (còn gọi là chàm thể tạng) là một dạng viêm da dị ứng mạn tính, bệnh thường xuất hiện ở trẻ em nhưng có thể kéo dài đến tuổi trưởng thành, một số ít trường hợp bệnh có thể xuất hiện ở người lớn. Biểu hiện lâm sàng của bệnh rất đa dạng, có thể chỉ đơn giản là các đám khô da mất sắc tố, nhưng cũng có thể biểu hiện rất nặng như đỏ da toàn thân. Triệu chứng của bệnh biểu hiện rất khác nhau tùy thuộc vào giai đoạn diễn biến. Tổn thương da cấp tính hay gặp ở trẻ em, đặc trưng bởi các đám ban đỏ hình tròn, bị bong trợt da, trên bề mặt có các mụn nước và vảy tiết, xuất tiết nhiều dịch viêm và xung quanh bị phù nề. Giai đoạn này thường rất ngứa, nhất là về đêm, làm cho người bệnh bị mất ngủ, gãi nhiều có thể làm cho da bị trầy xước, nhiễm trùng. 
Eczema còn gọi là bệnh chàm - một bệnh da dị ứng mạn tính. Tổn thương của bệnh eczema có các đặc trưng: khởi đầu trên bề mặt da sẩn đỏ, lấm tấm nhiều hạt nước nhỏ, người bệnh ngứa gãi nhiều; có thể chảy nước vàng do gãi, đóng vảy trên các tổn thương. Nếu bóc vảy, sẽ để lộ làn da bị đỏ, có nhiều vết xước, tổn thương này được gọi là “giếng chàm”. Vẩy nến Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, nam bị nhiều hơn nữ, trên da có những sẩn đỏ và vẩy dễ bong, màu trắng ánh bạc. Kích thước sẩn đỏ có thể nhỏ bằng hạt kê, móng tay, hay đồng xu, hoặc liên kết thành diện rộng to bằng bàn tay, sờ nắn vào hơi cộm, ranh giới rõ rệt, màu đỏ tươi ráo. Trên nền sẩn đỏ có vảy ánh bạc phủ thành nhiều lớp dễ bong thành lớp mỏng như khi ta cạo lên một vết nến nhỏ và mỏng.là một bệnh da mạn tính do viêm và chưa thể chữa khỏi hoàn toàn. Ba loại bệnh này có những biểu hiện gần giống nhau và cũng có một số thuốc điều trị giống nhau nên rất dễ nhầm lẫn. 
Trong trường hợp này, rất có thể bạn đã bị mắc bệnh viêm da cơ địa. Bạn nên giảm đường và muối trong giai đoạn cấp tính vì lượng đường trong máu tăng cao sẽ gây ra hiện tượng quá mẫn cảm (dị ứng); còn lượng muối nhiều sẽ gây kích ứng thần kinh ngoại biên. - Kiêng những thức ăn, đồ uống có tính kích thích (như rượu, trà, cà phê, thuốc lá, tiêu, ớt...) hoặc có nhiều đạm (như tôm, cua, bò, gà, đồ hộp, lạp xưởng, chocolate, trứng, sữa...). - Nên dùng nhiều thực phẩm giàu vitamine A, B, C và các thức ăn dễ tiêu, có tác dụng chống táo bón (như cà chua, cam, chanh, khoai lang, mướp đắng...). - Trong trường hợp đang bị phù nề, rịn nước, nên giảm thức ăn có nhiều nước như canh, súp; uống ít nước.
Các thuốc trong điều trị viêm da cơ địa: Glucocorticoid: bôi tại chỗ thường được sử dụng 2 lần mỗi ngày trong giai đoạn cấp. Sau khi bệnh đã được kiểm soát, có thể bôi cách ngày hoặc hai lần mỗi tuần tại nơi tổn thương để ngăn ngừa bệnh tái phát. Tác dụng phụ của glucocorticoid bôi tại chỗ tùy thuộc vào cường độ tác dụng và thời gian sử dụng thuốc, thường gặp nhất là rạn da, nổi trứng cá, giãn mạch, teo da... Những loại glucocorticoid có tác dụng mạnh chỉ nên dùng trong thời gian ngắn và tại những vùng dày sừng, không được dùng ở mặt và những vùng da mỏng. Chiếu tia cực tím tại chỗ: được sử dụng trong những trường hợp nặng và không đáp ứng với các điều trị bằng thuốc. Tác dụng phụ hay gặp là nổi ban đỏ, rát và ngứa da, rối loạn sắc tố. Thuốc kháng histamin: chủ yếu được dùng với mục đích giảm ngứa. Do ngứa thường tăng lên về đêm nên có thể sử dụng các loại thuốc kháng histamin có tác dụng an thần vào tối trước khi đi ngủ. Ngoài ra, có thể dùng thuốc Glucocorticoid đường uống hoặc tiêm. Với loại thuốc này, dù cải thiện tốt các triệu chứng lâm sàng nhưng ít khi được sử dụng do bệnh thường tái phát mạnh hơn sau khi ngưng thuốc. Trong những trường hợp bệnh nặng, không đáp ứng với các điều trị tại chỗ, có thể dùng một đợt glucocorticoid đường uống ngắn ngày nhưng phải lưu ý giảm dần liều trước khi cắt. 
Bạn không nên tự ý sử dụng thuốc mà điều trị bệnh trở nên phúc tạp và kéo dài hơn. Trước khi sử dụng thuốc, bạn có thể cẩn thận đến các trung tâm chuyên khoa hàng đầu để chẩn đoán lại cho chính xác để dùng thuốc điều trị an toàn hiệu quả nhất. Chúc bạn sớm khỏi bệnh. 

ĐỌC THÊM
NHỮNG THÔNG TIN VỀ THUỐC CHỮA BỆNH VIÊM DA CƠ ĐỊA Ở TRẺ 

ĐIỀU CẦN BIẾT CỦA BỆNH VIÊM DA CƠ ĐỊA

BIỂU HIỆN CỦA BỆNH VIÊM DA CƠ ĐỊA
VIÊM DA CƠ ĐỊA
Viêm da cơ địa hay còn gọi là bệnh chàm, eczema. Viêm da cơ địa là bệnh lý biểu hiện cấp tính, bán cấp hoặc mạn tính, Một đặc điểm của bệnh là hay tái phát. Đa số trường hợp bệnh bắt đầu ở tuổi ấu thơ. Triệu chứng điển hình của bệnh là các thương tổn da kèm theo ngứa. Do ngứa gãi nhiều mà da bị dày, bệnh nhân càng ngứa và gãi gây nên vòng bệnh lý làm cho bệnh nặng hơn và có nguy cơ bị bội nhiễm vi trùng.
Bệnh có yếu tố di truyền, gia đình và hay xuất hiện ở những người có bệnh dị ứng khác như hen, viêm mũi dị ứng. Có tới 35% trẻ viêm da cơ địa có biểu hiện hen trong cuộc đời. Chẩn đoán bệnh không khó khăn, dựa trên các triệu chứng lâm sàng, nồng độ IgE trong máu thường tăng cao.
Biểu hiện bệnh
Biểu hiện bệnh khi cấp tính là đám da đỏ ranh giới không rõ, các sẩn và đám sẩn, mụn nước tiết dịch, không có vẩy da. Da bị phù nề, chảy dịch, đóng vảy tiết. Các vết xước do gãi tạo vết trợt, bội nhiễm tụ cầu tạo các mụn mủ và vẩy tiết vàng. Bệnh thường khu trú ở trán, má, cằm, nặng hơn có thể lan ra tay, thân mình.  Biểu hiện bán cấp với các triệu chứng nhẹ hơn, da không phù nề, tiết dịch. Giai đoạn mạn tính da dày thâm, ranh giới rõ, liken hoá; đây là hậu quả của việc bệnh nhân ngứa gãi nhiều. Thương tổn hay gặp ở các nếp gấp lớn, lòng bàn tay, bàn chân, các ngón, cổ, gáy, cổ tay, cẳng chân.
Tuổi phát bệnh thường vào hai tháng đầu, có tới 60% trẻ viêm da cơ địa phát bệnh trong năm đầu, 30% trong 5 năm đầu và chỉ có 10% phát bệnh từ 6-20 tuổi. Rất hiếm bệnh nhân phát bệnh khi trưởng thành. Về giới không có sự khác biệt rõ rệt giữa nam và nữ, có một vài báo cáo nam mắc nhiều hơn nữ. Tỷ lệ mắc bệnh trong cộng đồng không rõ, chưa có nghiên cứu ở Việt Nam. Theo một số báo cáo ở các nước khác, tỷ lệ khoảng 7-15%. Theo báo cáo của phòng khám Viện Da liễu quốc gia, có khi viêm da cơ địa chiếm khoảng 20% số bệnh nhân đến khám tại phòng khám. Yếu tố di truyền, gia đình cho thấy 60% người bị viêm da cơ địa có con cũng bị bệnh này. Nếu cả bố mẹ đều bị viêm da cơ địa thì có tới 80% con bị bệnh. Các yếu tố làm bệnh khởi phát và nặng lên bao gồm: các dị nguyên trong không khí như các chất thải của rệp nhà, len dạ… Ngoại độc tố của tụ cầu trùng vàng đóng vai trò rất quan trọng làm bệnh nặng lên. Một số thức ăn cũng có thể làm vượng bệnh như trứng, sữa, lạc, đậu tương, cá, bột mỳ.
Các yếu tố khác làm phát bệnh hoặc bệnh nặng lên, đó là giảm chức năng của hàng rào bảo vệ của da cùng với giảm lớp ceramic trên bề mặt da làm cho da dễ bị mất nước gây khô da. Mùa hay bị bệnh thường vào mùa thu đông, nhẹ vào mùa hè. Đồ len dạ của trẻ, bố mẹ và thậm chí đồ này của chó mèo, đồ thảm hoặc đệm giường cũng làm cho bệnh nặng lên.
Triệu chứng bệnh: khô da, ban đỏ – ngứa tạo thành vòng xoắn bệnh lý: ngứa – gãi – ban đỏ – ngứa… Ngoài ra người bệnh còn có các triệu chứng khác như viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc mắt và viêm ngứa họng, hen.
Bệnh tiến triển trong nhiều tháng, nhiều năm. Khoảng gần 50% bệnh khỏi khi ở tuổi thiếu niên, nhưng cũng nhiều trường hợp bệnh tồn tại lâu trong nhiều năm cho đến tuổi trưởng thành. Nhiều bệnh nhân bị hen hoặc các bệnh dị ứng khác.
Thuốc điều trị
- Tư vấn cho người bệnh tránh chà xát, không gãi là một việc rất quan trọng. Đồng thời cho các thuốc bôi, thuốc uống chống ngứa cho bệnh nhân. Bôi kem giữ ẩm rất cần thiết để tránh ngứa, hạn chế tái phát. Loại trừ và tránh các chất gây dị ứng như đề cập ở trên.
Điều trị viêm da cơ địa cần rất cẩn trọng, có sự hợp tác rất chặt chẽ giữa thày thuốc và người bệnh, đối với trẻ nhỏ là bố mẹ bệnh nhân. Tuỳ theo giai đoạn bệnh là cấp tính, bán cấp hay mạn tính mà cho thuốc bôi phù hợp.
- Viêm da cơ địa cấp tính: cần đắp ẩm thương tổn và bôi kem   corticoit +  kháng sinh. Cho kháng sinh uống để chống tụ cầu trùng vàng. Kháng histamin chống dị ứng và chống ngứa.
- Viêm da cơ địa bán cấp và mạn tính được điều trị bằng các thuốc sau:
+ Làm ẩm da bằng kem bôi hoặc sữa tắm có kem.
+ Thuốc corticosteroid: rất có hiệu quả đối với viêm da cơ địa nhưng lại gây nhiều tác dụng phụ nguy hại nếu dùng lâu dài.
+ Các thuốc chống viêm khác không phải corticosteroid như tacrolimus có thể thay thế corticosteroid mà không gây các tác dụng phụ như thuốc này và có thể dùng lâu dài, thuốc có thể chống viêm và chống ngứa.
+ Uống kháng histamin chống ngứa.
+ Một số trường hợp nặng có thể uống corticoid, nhưng cần có chỉ định chặt chẽ của thày thuốc.
+ Các phương pháp điều trị khác: UVA, UVB, các thuốc như cyclosporin…
Phác đồ điều trị một bệnh nhân viêm da cơ địa:
- Chống khô da bằng các thuốc dưỡng ẩm.
- Điều trị bằng bôi corticosteroid trong thời gian ngắn, sau đó duy trì bôi tacrolimus + dưỡng ẩm thời gian dài để tránh tái phát bệnh.
- Chống nhiễm tụ cầu bằng thuốc kháng sinh bôi hoặc uống.
- Kháng histamin chống ngứa.

ĐỌC THÊM
BÀI THUỐC CHỮA BỆNH VIÊM DA CƠ ĐỊA HIỆU QUẢ NHẤT